Liệu các nhà tuyển dụng có đọc thư xin việc không?

Key to sucessApril 25, 2019 17:05

Nha tuyen dung co doc cover letter

Đây là câu hỏi được đặt ra trên Quora – nơi mọi người trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức với nhau để học tập và phát triển hơn.

Hãy tham khảo câu trả lời dưới đây từ Ambra Benjamin, Quản lý tuyển dụng mảng công nghệ của Facebook:

Các nhà tuyển dụng có đọc thư xin việc không? Đáng tiếc phải nói là: Tôi là một trong những nhà tuyển dụng lười biếng không đọc nó. Còn có rất nhiều nhà tuyển dụng khác, và tôi không thể phát biểu cho toàn bộ. Điều mà tôi muốn nói là tôi cảm thấy phần lớn các đồng nghiệp cùng ngành có lẽ sẽ đồng tình với vấn đề này. Sự thật mất lòng đó là các thư xin việc thường không được đọc, và thậm chí là không được mở file đính kèm. Nhiều công ty giờ không còn yêu cầu thư xin việc để tiết kiệm thời gian. Nhưng tôi có thể nói với bạn ai là người hay đọc thư tuyển dụng, đó là các trưởng phòng của vị trí đang tuyển dụng. Dĩ nhiên là không phải tất cả, tuy nhiên trong quá trình làm tuyển dụng, tôi nhận thấy rằng các trưởng phòng là người có xu hướng đọc phần thư xin việc nhiều hơn các vị trí khác. Và để chi tiết hơn thì thông thường là các trưởng bộ phận của các công ty nhỏ và có nhu cầu tuyển dụng thấp hơn (như các tổ chức phi lợi nhuận) sẽ hay đọc thư xin việc hơn là trưởng bộ phận của các công ty lớn như Amazon hoặc KPMG. Và theo ý kiến của tôi, nếu bạn muốn thư xin việc của mình được đọc, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

🔹 Đừng ứng tuyển qua các trang online mà thay vào đó hãy gửi CV đến mail của nhà tuyển dụng hoặc trưởng phòng.

🔹 Đừng viết cả một bức thư dài mà thay vào đó hãy biến nó thành phần thân trong email mà bạn đính kèm CV của mình. Khi nhận được một email đính kèm cả thư xin việc và CV, thì tôi sẽ chỉ mở một tệp đính kèm và chắc chắn đó sẽ là bản CV.

🔹 Ngắn gọn và thể hiện ý chính. Chỉ cần tầm 5 câu là đủ. Nếu có thể hãy liệt kê theo các gạch đầu dòng thay vì một đoạn dài. Một thư xin việc quá dài thường không được đọc.

🔹 Viết đúng tên công ty. Khi làm tuyển dụng các bạn sinh viên mới tốt nghiệp cho Expedia, cứ 2 CV nhận được thì lại có một 1 CV viết sai tên công ty. Tôi thường nhìn thấy tên của các công ty lớn “Tôi rất hứng thú về cơ hội được làm việc tại Microsoft hoặc Google hoặc một vài công ty khác mà không phải công ty tôi đang làm việc.” Hãy để tâm một chút nào. Nếu thư xin việc của bạn cho thấy dấu hiệu được gửi hàng loạt, thì bạn hoàn toàn đã làm hỏng mục đích của bức thư này.

Thư mời làm việc cũng giống như phần “mục tiêu” được viết trong CV, để giúp các nhà tuyển dụng liên kế sự phù hợp của ứng viên với vị trí đang ứng tuyển khi trong quá khứ chưa có các hệ thống đánh giá độ phù hợp. Tôi cho rằng yêu cầu cần có thư mời làm việc sẽ tùy thuộc vào tùy từng ngành. Với ngành công nghệ, thì tôi thấy rằng nó không cần thiết. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với các ngành tài chính, tư vấn hoặc các ngành công nghiệp khác.

Còn lời khuyên của Reeracoen dành cho các bạn là trước hết hãy đọc kỹ yêu cầu về hồ sơ của nhà tuyển dụng. Trong trường hợp nhà tuyển dụng không yêu cầu, thì bạn cũng nên viết một đoạn ngắn trong email để giới thiệu về bản thân cũng như kinh nghiệm của mình bằng cách tham khảo các lưu ý trên. Thư xin việc có thể là một trong những yếu tố được sử dụng để đánh giá cách ứng xử và độ chuyên nghiệp của ứng viên, vì vậy hãy để ý một chút để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Nguồn: inc.com

Dịch: LN - Reeracoen