NGƯỜI NHẬT ĐÓN TẾT TRUNG THU NHƯ THẾ NÀO?

Japanese CultureApril 25, 2019 17:36

Trung thu cua nguoi Nhat

Tết Trung thu đang đến gần, vào ngày này các nước Châu Á đều có những cách thức tổ chức riêng. Vậy bạn có biết ở Nhật Bản ngày Tết Trung thu được diễn ra như thế nào hay không? Hãy cùng Reeracoen tìm hiểu điểm khác biệt trong những ngày này so với Việt Nam nhé.

🏮 Lễ hội ngắm trăng Tsukimi

Lễ hội ngắm trăng Nhật Bản có tên là Tsukimi diễn ra vào 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Trong ngày này mọi người tụ tập lại cùng nhau thưởng thức ánh trăng tròn mùa thu và ăn các món bánh truyền thống. Nếu món bánh truyền thống trong ngày tết trung thu ở Việt Nam là bánh nướng, bánh dẻo thì bánh gạo Tsukimi dango được biết đến như là bánh trung thu truyền thống của Nhật Bản. Không chỉ có bánh gạo còn rất nhiều món ăn khác nhau được người Nhật Bản yêu thích như khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác. Và đồ uống không thể thiếu trong những dịp quan trọng của người Nhật Bản chính là rượu Sake. Mọi người cùng nhau uống rượu và ngắm trăng tròn.

Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

🏮 Bánh trung thu truyền thống

Tsukimi Dango Truyền thống Tsukimi bao gồm trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản (susuki) và ăn bánh gạo gọi là Tsukimi dango để ca tụng vẻ đẹp của chị Hằng. Trong ngày này người Nhật Bản cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bánh khác nhau từ chính mùa màng của mùa thu để tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Chính và vậy cũng có rất nhiều tên khác nhau trong ngày lễ kỷ niệm này dựa theo các món ăn như Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu”.

Không giống bánh trung thu của Việt Nam hay Trung Quốc bánh trung thu của Nhật Bản có kích thước nhỏ hơn hẳn và đặc biệt là không có trứng muối bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật..

🏮 Đồ chơi truyền thống trong tết trung thu là đèn cá chép.

Cá chép là hình ảnh truyền thống trong nhiều dịp lễ của Nhật Bản. Cá chép là hiện thân cho sự mạnh mẽ và lòng can đảm. Hình ảnh cá chép lội ngược dòng nước, vượt qua thác nghènh luôn được người Nhật Bản yêu thích từ xưa đến nay. Cha mẹ Nhật Bản luôn mong cho con cái họ khỏe mạnh và dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

Nguồn: Sưu tầm