Cách Tìm Lại Động Lực Làm Việc Sau Kỳ Nghỉ Dài

Key to sucessJanuary 18, 2020 11:27

dong-luc-lam-viec-sau-ky-nghi-dai

Mọi người thường chuẩn bị rất nhiều trước kỳ nghỉ của mình, nhưng lại ít ai dành thời gian chuẩn bị cho những gì diễn ra sau đó. Khi bạn quay lại với trường lớp và công việc, bạn sẽ dễ cảm thấy chán nản và khó tập trung. Để không rơi vào tình trạng áp lực, hãy tạo cho mình động lực làm việc sau những kỳ nghỉ dài như Tết với những chuẩn bị cực kì đơn giản.

Nhưng trước hết hãy cùng tìm hiểu những điều có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau Tết.

1/ Ít vận động

Việc vận động khi làm việc quá nhiều có thể làm bạn mệt mỏi nhưng việc bạn nghỉ ngơi quá nhiều, quá ít vận động cũng có thể làm bạn cảm thấy tương tự, cơ thể trở nên nặng nề và càng ít muốn làm hơn.

2/ Thoát khỏi nhịp sinh học thông thường

Để hình thành một thói quen đòi hỏi nhiều sức lực như dậy sớm đi làm, tập thể dục,… rất khó, nhưng để phá vỡ những điều này rất dễ. Khi trong các kỳ nghỉ, có thể bạn sẽ không có kế hoạch cụ thể cho bản thân và cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng thích ứng, không còn hoạt động theo lịch sinh học bình thường.

3/ Công việc tồn đọng nhiều mà bạn không có kế hoạch giải quyết

Với quá nhiều công việc tích tụ dần từ những ngày tận hưởng kỳ nghỉ của mình, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp và nản chí nếu không thể giải quyết chúng. Và nếu không có kế hoạch trước, bạn có thể rơi vao vòng lẩn quẩn, công việc nhiều -> kiệt sức -> nghỉ ngơi dài ngày -> công việc chất đống -> kiệt sức -> nghỉ ngơi…

Để không rơi vào khủng hoảng này, hãy chuẩn bị cẩn thận, lập bản kế hoạch để giải quyết 3 nguyên nhân này trước khi kỳ nghỉ diễn ra.

Kế Hoạch Tìm Lại Động Lực Làm Việc Sau Kỳ Nghỉ Dài

1/ Vận động

Việc vận động cơ thể (đặc biệt là các bài thể dục nhịp điệu như đi bộ, nhảy dây,…) sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, kích thích sự phát triển của mạch máu não, giúp bạn có trí nhớ và khả năng suy nghĩ tốt hơn. Chính vì vậy khi giữ việc vận động đều đặn ngay cả trong kỳ nghỉ sẽ giúp bạn trở lại làm việc trong trạng thái tỉnh táo, thoải mái hơn.

Bên cạnh việc vận động cơ thể, vận động trí óc cũng là điều bạn nên làm. Hãy luôn giữ đầu óc hoạt động bằng cách đọc sách báo, chơi game, giải đố, học ngoại ngữ hoặc kỹ năng mới,… để tạo cảm giác hứng khởi cho bạn khi quay trở lại công việc.

2/ Dành ít nhất 1 buổi sau kỳ nghỉ và trước khi quay lại công việc để sắp xếp việc cần làm

Khi công việc chất như núi, hãy sắp xếp lại chúng theo thứ tự ưu tiên, việc gì có thể hoàn thành sớm, việc nào cần hoàn thành trước. Đừng cố gắng kéo dài ngày nghỉ của mình và trở lại công việc ngay sau đó. Hãy cho cơ thể và đầu có bạn một khoảng thời gian vừa đủ để chuyển từ chế độ nghỉ ngơi sang làm việc.

3/ Dành khoảng 10’ mỗi ngày để kiểm tra email, tin nhắn công việc

Để tránh tình trạng hòm thư của bạn hay tin nhắn tràn ngập tin khi quay lại làm việc sau kỳ nghỉ dài, bạn có thể dành một ít thời gian mỗi ngày trong của mình để dọn dẹp, sắp xếp các tin nhắn này. Nếu việc không khẩn cấp, hãy cài đặt chế độ “không làm phiền” và yên tâm quay lại kỳ nghỉ của mình.
Và nếu có các trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể xử lý ngay lập tức mà không phải cảm thấy kinh khủng hơn khi xử lý hậu quả của nó ngay ngày đầu tiên đi làm. 

4/ Bắt đầu với những công việc nhỏ, quen thuộc

Bạn có thể tự tạo động lực làm việc sau kỳ nghỉ dài bằng cách bắt đầu với công việc quen thuộc và chia nhỏ một công việc lớn thành những phần nhỏ hơn. Ví dụ bạn có thể bắt đầu ngày của mình bằng cách dọn dẹp bàn làm việc, kiểm tra đơn hàng, nhập thông tin đơn hàng,...
Việc này giúp bạn có thể thực hiện, bắt tay vào công việc dễ dàng hơn, cảm thấy mình đã hoàn thành được điều gì đó, và tạo đà cho bạn thực hiện các phần việc còn lại trong ngày.

5/ Dành riêng cho bản thân ít nhất 1 tiếng đầu tiên khi quay lại công việc

Đây là thời gian để bạn làm những công việc nhỏ, quen thuộc tạo đà làm việc cho cả ngày và những việc cần xử lý gấp mà bạn đã có sắp xếp từ trước. Tránh tiếp nhận thêm các thông tin khác như tin nhắn mới, các buổi họp,… vào thời điểm này. Bạn sẽ nhanh chóng bị ngợp và cảm thấy chán nản.

6/ Trò chuyện với đồng nghiệp

Bạn có thể chia sẻ về kỳ nghỉ, những việc đã diễn ra, và những lo lắng của bạn trong công việc sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Khi bạn cảm thấy áp lực, hãy trò chuyện để tìm sự giúp đỡ, động viên, hoặc đơn giản chỉ là đồng cảm.

7/ Lấy lại nhịp độ dần dần

Cho bản thân những khoảng nghỉ ngơi trong ngày đầu tiên quay lại làm việc. Cũng như việc tập thể dục, bạn phải nâng cường độ từng chút một trong một khoảng thời gian. Đừng quá cố gắng và làm bản thân kiệt sức khi mới quay lại làm việc sau kỳ nghỉ dài. Hãy nhớ rằng lấy lại nhịp độ và duy trì nhịp độ đó trước.

Bí quyết để bạn tránh rơi vào cái bẫy “nỗi buồn sau kỳ nghỉ" rất đơn giản. Đó chính là bạn cần có kế hoạch. Một kế hoạch thật kỹ càng từ trước khi bắt đầu kỳ nghỉ. Một chút sắp xếp khoa học sẽ giúp bạn tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn hơn, và bớt áp lực hơn sau khi trở lại. Nhưng điều quan trọng nhất khi tìm lại động lực làm việc sau kỳ nghỉ dài đó chính là bạn cần có năng lượng và ý chí để đẩy bản thân tiến về trước, dấn thân vào công việc. Chính vì vậy hãy ngưng lo lắng và cứ làm thôi!

Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới dành cho mình?
👍 Follow Reeracoen Vietnam HR Facebook và Reeracoen Vietnam LinkedIn của Reeracoen Vietnam để được cập nhật công việc hấp dẫn mỗi tuần.
🌏 Tham khảo website www.reeracoen.com.vn để tìm kiếm sâu hơn những cơ hội mới cho bản thân.