Làm Thế Nào Để Tạo Động Lực Cho Nhân Viên?

Recruitment BlogSeptember 28, 2020 18:50

dong-luc-cho-nhan-vien

Khi hiểu rõ những yếu tố thúc đẩy nhân viên, nhà quản lý nhân sự có thể đặt các mục tiêu cho từng cá nhân phù hợp với tổ chức, giao công việc phù hợp với những yếu tố như mức độ thử thách, khả năng quản lý,… mà nhân viên mong muốn, từ đó nâng cao năng suất trong công việc. Vậy làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên của bạn một cách hiệu quả?

Các yếu tố ảnh hướng đến động lực của nhân viên 

Theo lý thuyết 2 nhân tố của Hertzberg, có những nhân tố xuất hiện sẽ làm tăng động lực nhưng thiếu những nhân tố này cũng không làm giảm động lực (nhân tố thúc đẩy) và ngược lại có những nhân tố khi xuất hiện không làm tăng động lực nhưng thiếu đi chúng sẽ làm giảm động lực (nhân tố duy trì).

  • Nhân tố thúc đẩy: cảm giác được công nhận, được thăng tiến, thích thú và gắn kết với công việc
  • Nhân tố duy trì: không có mức lương xứng đáng, chính sách công ty hiệu quả, phúc lợi rõ ràng, mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp

Ngoài các nhân tố duy trì kể trên, nếu một cá nhân tin rằng công việc đó thành công hay không là do nỗ lực của bản thân, động lực của họ sẽ giảm nếu gặp thất bại, và ngược lại nếu việc thất bại là do yếu ngoại cảnh không thể kiểm soát, động lực của họ sẽ không bị tác động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực cũng thường được chia thành 2 loại: tác động từ bên ngoài và bên trong.

Tác động từ bên ngoài

Các tác động này bao gồm: lương, phần thưởng, thăng chức, bảo hiểm, cổ phần, các dạng phúc lợi cho bản thân nhân viên và gia đình của nhân viên, các hình phạt, sự công nhận của những người xung quanh,...

Tuy có tác động tức thời nhưng những động lực này thường làm giảm động lực từ bên trong, dẫn đến giảm sáng tạo và hiệu quả công việc. Các tác động này cần được tăng dần về lượng để giữ được tác dụng như ban đầu. Khi khen thưởng thường xuyên, nhân viên sẽ cảm thấy việc thưởng như một thường lệ, và mức độ lần thưởng sau phải cao hơn lần trước để tạo bất ngờ.

Những hình thức tạo động lực cho nhân viên này hiệu quả nhất cho những công việc có tính chất quy trình, lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn, và sẽ không hiệu quả với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, dài hạn. Khi sử dụng những hình thức tác động đến động lực từ bên ngoài cần có yếu tố bất ngờ (thưởng khi công việc đã hoàn thành, thường xuyên nhưng không rõ thời điểm), kết hợp giữa các phần thưởng vật chất (lương) và phi vật chất (lời khen, động viên).

Nguồn động lực từ bên trong

Động lực từ bên trong đến từ sự thích thú khi làm một công việc gì đó, những thành quả mang đến cảm xúc, sự tự do, sự phát triển, giúp thực hiện lý tưởng của cá nhân,...

Động lực bên trong sẽ được củng cố khi một người:

  • Có niềm tin rằng nỗ lực của bản thân sẽ mang đến kết quả như mong muốn (dựa trên kinh nghiệm quá khứ, sự tự tin, phán đoán về độ khó hoàn thành mục tiêu)
  • Có niềm tin nhận được phần thưởng nếu đạt được kết quả đặt ra
  • Cảm thấy phần thưởng có giá trị

Cách tạo động lực cho nhân viên

Tạo nhân tố thúc đẩy

  • Mở rộng nội dung công việc, tăng trách nhiệm
  • Quản lý nhân viên với những mục tiêu trong mức có thể hoàn thành, đo lường được và kỳ vọng rõ ràng
  • Khuyến khích chấp nhận các thử thách có tính rủi ro vừa phải, cho phép thử sai và thất bại
  • Trao quyền cho nhân viên thông qua một số công việc quản lý, lãnh đạo, đồng thời công nhận và thưởng cho thành quả đạt được
  • Cho thấy tác động của công việc của một cá nhân với tập thể
  • Tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân viên về những quyết định liên quan đến công việc của họ
  • Chia sẻ và chấp nhận sáng kiến từ mọi cấp bậc nhân viên và phòng ban, cho phép nhân viên tham gia vào quá trình hình thành những giá trị chung của tập thể
  • Phản hồi, có những lời khen chân thành và hướng dẫn từ người quản lý, can thiệp kịp thời khi nhận ra nhân viên đang đi sai hướng
  • Mức lương và thưởng trên trung bình của ngành
  • Có các phúc lợi, hoạt động cho nhân viên và công ty, như linh hoạt về thời gian làm việc, hỗ trợ việc học, đào tạo kỹ năng cho nhân viên, teambuilding

Tạo nhân tố duy trì

  • Tạo môi trường trao đổi thường xuyên, cởi mở, và minh bạch
  • Công khai các kỳ vọng và điều luật, đảm bảo tất cả nhân viên đều biết các mục tiêu, tầm nhìn, giá trị của công ty, hướng dẫn, đào tạo nhân viên về những chính sách này
  • Có những hướng dẫn cho cấp quản lý về việc thực hiện các luật lệ một cách công bằng và nhất quán
  • Chỉ ra những hành vi sai phạm khi cần thiết với hướng dẫn, xử lý theo cấp độ, và kế hoạch cải thiện
  • Quản lý môi trường làm việc, giải quyết các xung đột của nhân viên khi cần thiết
  • Công bằng trong các hình thức thưởng, cơ hội phát triển, thăng tiến, phản hồi, sự đào tạo, hướng dẫn, và đánh giá năng lực
  • Không so sánh năng lực của nhân viên này với nhân viên khác
  • Trang bị tốt để nhân viên có thể kiểm soát và chịu trách nhiệm cho những công việc và ý tưởng của mình

Mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng bởi những động lực khác nhau, vì vậy cách tạo động lực hiệu quả với người này cũng chưa chắc sẽ hiệu quả với người khác. Công ty cần linh hoạt để chọn những hình thức thưởng, phạt phù hợp với cả tập thể và điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nhân tài mới cho công ty, hãy liên lạc với Reeracoen Việt Namcông ty tư vấn tuyển dụng có 17 chi nhánh tại 10 quốc gia châu Á!
Với kho ứng viên sẵn có để giới thiệu với bạn ngay lập tức, đội ngũ tư vấn viên nhiều năm kinh nghiệm của Reeracoen sẽ giúp bạn tìm kiếm được tài năng phù hợp với công ty.
Nhận tư vấn về dịch vụ tuyển dụng của Reeracoen