Doanh nghiệp phải làm thế nào khi nhân sự giỏi muốn nghỉ việc?

Recruitment BlogDecember 26, 2019 13:45

lam-the-nao-khi-nhan-su-gioi-muon-nghi-viec

Sau dịp Tết, dịp để nhìn lại một năm của mình, các nhân viên thường có xu hướng tìm việc mới. Điều này không chỉ đúng đối với các nhân viên mới đi làm, nôn nóng tìm được công việc phù hợp cho mình mà còn đối với những nhân viên kì cựu, trụ cột của công ty. Khi họ đã quyết định ra đi, sẽ rất khó để có thể thuyết phục họ ở lại. Vậy doanh nghiệp phải làm thế nào khi nhân sự giỏi muốn nghỉ việc?

Vì sao nhân sự giỏi muốn nghỉ việc?

Để tìm được phương án giải quyết khi nhân sự giỏi muốn nghỉ việc, đầu tiên bạn cần hiểu rõ nguyên nhân cho sự lựa chọn của họ. Ngoài những yếu tố khách quan (công ty không kiểm soát được) như việc gia đình, địa điểm làm việc, học lên cao, thì còn yếu tố công việc và cách công ty tạo động lực cho nhân viên như chế độ đãi ngộ, chương trình đào tạo, phong cách lãnh đạo, và văn hóa doanh nghiệp.

  1. Nhân viên bị giao thêm việc, gánh thêm phần việc của người khác nhưng lại không được thăng chức hay tăng lương
    Dù có yêu công việc, nhân viên cũng sẽ sớm cạn kiệt năng lượng với khối lượng công việc lớn được giao, và càng tệ hơn nếu những công việc này không phù hợp với định hướng phát triển nghề nghiệp của họ.
  2. Công việc không có tính thử thách
    Đừng để nhân viên cảm thấy nhàm chán và dậm chân tại chỗ. Những công việc mang tính thử thách đủ để kích thích họ suy nghĩ nhưng không quá sức sẽ khiến cho công việc của họ mới hơn, học thêm được kỹ năng, và làm được nhiều hơn.
  3. Các ý tưởng, sáng tạo của nhân viên không được chấp nhận
    Nếu như sáng tạo của nhân viên thật sự có hiệu quả, hãy lắng nghe, phản hồi và hành động để nhân viên của bạn cảm thấy hứng khởi hơn trong công việc.
  4. Công ty không tạo cơ hội học hỏi cho nhân viên
    Hãy sắp xếp để họ có thể làm việc chung, học hỏi, được hướng dẫn từ người có kinh nghiệm hơn, hay trợ cấp cho họ học các khóa cần thiết để phục vụ công việc.
  5. Thành quả của nhân viên không được công nhận
    Dù chỉ là những lời khen, hay sự thông cảm về khó khăn trong công việc cũng đủ để nhân viên cảm thấy công việc của mình có ích và được ghi nhận.
  6. Nhân viên không được thưởng xứng đáng
    Các hình thức như tăng lương, được đào tạo, được thăng tiến, thêm ngày nghỉ, lịch làm việc linh hoạt,… sẽ tạo điều kiện cho họ được phát triển và cảm thấy thoải mái hơn trong công việc. 
  7. Công ty không cập nhật thông tin quan trọng, có liên quan, và ảnh hưởng đến công việc của họ
    Việc đối nội cũng quan trọng như đối ngoại để mọi người đều biết những gì họ cần biết, hoàn thành công việc của mình và cảm thấy mình là một phần của công ty.

Doanh nghiệp nên làm gì để giữ chân nhân sự giỏi tốt hơn?

  • Khen thưởng nhiều hơn
  • Có kế hoạch, mục tiêu làm việc rõ ràng
  • Lắng nghe ý kiến của nhân viên
  • Cho phản hồi, nhận xét, đánh giá về công việc của nhân viên thường xuyên, tích cực
  • Đo lường sự hài lòng
  • Cải tiến quy trình làm việc
  • Giao tiếp cởi mở, chia sẻ thông tin (kế hoạch ý tưởng) với nhân viên thường xuyên hơn
  • Hạn chế những mâu thuẫn nội bộ
  • Mở ra nhiều cơ hội phát triển, học hỏi
  • Lãnh đạo luôn có mặt khi nhân viên cần 
  • Cân bằng giữa cuộc sống và làm việc
  • Thể hiện sự biết ơn với cả gia đình của nhân viên, khiến họ cảm thấy công ty là một thành viên trong cộng đồng của bạn
  • Tôn trọng sự đa dạng
  • Tạo dựng sự tin tưởng
  • Tạo mối quan hệ gắn kết với toàn thể nhân viên
  • Lãnh đạo làm gương và hoàn thành đúng trách nhiệm của mình

Lãnh đạo nên làm thế nào khi nhân sự giỏi muốn nghỉ việc?

Khi một nhân sự giỏi nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến công ty, phát sinh thêm vấn đề để giải quyết. Bạn nên có cách ứng xử chuyên nghiệp để việc ra đi của họ suôn sẻ hơn.

Cũng đừng vội kết luận về lý do họ nghỉ việc hay nhận hết phần lỗi về công ty vì có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chính vì vậy bước đầu tiên bạn cần làm là có một buổi nói chuyện với nhân viên muốn xin nghỉ việc.

Nói chuyện với nhân viên xin nghỉ việc

Hãy tổ chức một buổi phỏng vấn nghỉ việc (exit interview). Mục đích của buổi phỏng vấn này là để:

  • Tìm hiểu nguyên nhân, điểm gì của công ty khiến họ muốn rời đi, điểm gì của công ty mới đã hấp dẫn họ
  • Tạo cơ hội cho nhân viên đóng góp ý kiến để công ty trở thành nơi làm việc lý tưởng hơn

Nếu nhân viên muốn tăng lương, thăng chức, thay đổi chức danh, bạn có thể thuyết phục họ ở lại bằng cách đáp ứng nguyện vọng của họ. Nếu không phải 2 nguyên nhân trên, bạn phải chấp nhận để họ ra đi vì để cải thiện công ty đáp ứng nhu cầu của nhân viên sẽ mất nhiều thời gian và cần sự tính toán hợp lý.

Hãy lắng nghe và cho họ thấy thiện chí của bạn trong buổi phỏng vấn này. Và sau buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể gợi ý rằng công ty vẫn có những cơ hội nếu họ muốn quay lại (và nếu công ty muốn nhận lại họ).

Lên kế hoạch bàn giao

Nhận bàn giao từ người nghỉ việc

Thảo luận với nhân viên sắp nghỉ về những công việc hằng ngày, dự án họ đang đảm nhận, vấn đề còn tồn đọng, và hướng giải quyết

Đào tạo đội ngũ hiện tại

Hãy cho những nhân viên còn lại thể hiện bản thân bằng cách đảm nhận công việc, thay thế nhân viên đã nghỉ việc. Bạn cần bảo đảm là phần công việc được chia đều để mỗi người trong đội ngũ không bị quá tải và có cơ hội phát triển như nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đào tạo để họ có thể hoàn thành được công việc mới.

Tự đảm nhận một phần việc của người cũ

Có thể bạn không nhất thiết phải trực tiếp tham gia dự án, làm những công việc hằng ngày, nhưng bạn phải có vai trò điều phối và tìm hiểu vị trí đó để hiểu được những thử thách và cơ hội mà công việc đặt ra, hiểu về cách làm việc và kỹ năng của cấp dưới và đưa ra hướng giải quyết, cải thiện quy trình.

Tuyển dụng nhân viên mới thay thế

Đây là việc tất yếu, vì bạn không thể để các nhân viên khác và bản thân mình gánh thêm phần trách nhiệm trong thời gian dài. Bạn cần xem xét tình hình công ty, phòng ban để quyết định nên tuyển dụng nhân sự bên ngoài hay nên tuyển dụng trực tiếp từ nội bộ.

Thông báo với các nhân viên khác

Bạn cần thông báo thông tin theo hướng tích cực, hướng dẫn cụ thể kế hoạch bàn giao, kế hoạch thay thế nhân viên cũ để các nhân viên còn lại không hoang mang.

Làm gì khi nhân viên giỏi nghỉ và kéo theo những nhân sự khác?

Khi một nhân sự có tài lãnh đạo nghỉ việc, những nhân viên cấp dưới của họ cũng sẽ muốn ra đi theo sếp của mình. Hãy tìm hiểu trước để ngăn chặn việc này xảy ra.

Nói chuyện với từng thành viên, tìm hiểu động lực làm việc của họ, lý do cụ thể họ muốn nghỉ việc (nếu họ đã có ý định này) và chứng tỏ rằng bạn cũng là người lãnh đạo mà họ có thể học hỏi theo. Họ cũng sẽ dễ được thuyết phục hơn nếu được chia sẻ về các kế hoạch về sắp xếp công việc, phát triển, đào tạo, thăng tiến, cải thiện bộ máy (nếu có) của công ty.

Doanh nghiệp nào cũng cần có những thành viên trụ cột, những nhân viên có khả năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp tốt. Nhưng việc để mất những nhân sự này vẫn thường xảy ra.

Nếu bộ máy công ty có vấn đề khiến họ ra đi, hãy xem xét lại những nhận xét, đóng góp ý kiến của họ để bố trí công việc hợp lý, tạo động lực hiệu quả, giúp nhân viên phát triển để giữ chân những nhân tài còn lại.

Hãy tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục nhân sự ở lại (nếu cần và có thể). Và khi không thể thay đổi được ý định của họ, hãy lên kế hoạch bàn giao, thay thế nhân sự khi nhân sự giỏi muốn nghỉ việc.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nhân tài từ bên ngoài công ty, hãy liên lạc với Reeracoen Việt Namcông ty tư vấn tuyển dụng có 17 chi nhánh tại 10 quốc gia châu Á!
Với kho ứng viên sẵn có để giới thiệu với bạn ngay lập tức, đội ngũ tư vấn viên nhiều năm kinh nghiệm của Reeracoen sẽ giúp bạn tìm kiếm được tài năng phù hợp với công ty.
Nhận tư vấn về dịch vụ tuyển dụng của Reeracoen